• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM ĐƯỜNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm Y tế huyện Tam Đường triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính

 

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân tại các Khoa, Phòng, bộ phận, trạm Y tế các xã Thị Trấn và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) đối với lĩnh vực  Y tế. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động; Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện với mục tiêu “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người dân”. Trung tâm Y tế huyện Tam Đường triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm các nội dung cụ thể sau:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra cải cách hành chính trong đó chú trọng việc phối hợp và sử dụng phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền để viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện.

Chủ động triển khai thực hiện các Kế hoạch nội dung, công việc thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của đơn vị. Xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ, thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tại khoa, phòng, bộ phận theo lĩnh vực chuyên môn để thực hiện.

Trưởng, phó, hoặc phụ trách các khoa, phòng, bộ phận, trạm y tế xã, thị trấn chịu trách nhiệm trong việc triển khai tuyên truền thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính cho viên chức, người lao động theo vị trí việc làm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỷ cương, kỷ luật về công tác CCHC trong đơn vị.

2. Cải cách thể chế

Rà soát tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, của Nhà nước đề xuất bổ sung, sửa đổi kịp thời phù hợp với tình hình thực tế đúng theo quy định của pháp luật;

Đảm bảo tất cả thủ tục hành chính của Nhà nước và cấp trên ban hành được triển khai công khai minh bạch, cho các bộ phận trực thuộc.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy chế hoạt động của cơ quan và nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp Sở Y tế ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công như: Công tác phòng chống dịch bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác Dược, VSATTP…

Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định về quan hệ giữa các ban ngành đoàn thể huyện.

3. Cải cách thủ tục hành chính

Tiếp tục cập nhật, niêm yết đầy đủ kịp thời các thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, đồng thời tham mưu sửa đổi hoặc hủy bỏ theo quy định, đối với TTHC không phù hợp nhằm cắt giảm chi phí về thời gian và tài chính của người dân;

Tổ chức thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính đã được công bố, công khai; thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực thi các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Y tế như: Công tác khám chữa bệnh, công tác dự phòng và phòng chống dịch bệnh.

Rà soát, nghiên cứu, sắp xếp, cải tiến quy trình tiếp đón khám bệnh và chữa bệnh, cách thức, thời gian giải quyết TTHC đảm bảo nhanh gọn, đúng pháp luật.

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính theo quy định tại nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan và các đơn vị trong ngành.

4. Cải cách tổ chức bộ máy

Sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng viên chức, người lao động theo số lượng biên chế được giao và gắn trách nhiệm của người đứng đầu các khoa phòng, bộ phận, trạm Y tế xã, thị trấn việc chỉ đạo thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy. Thực hiện đề án vị trí việc làm theo đúng quy định.

Tiếp tục cải tiến phương thức, lề lối làm việc tại đơn vị. rà soát bổ sung quy chế hoạt động của cơ quan cho phù hợp với tình hình thực tế. Loại bỏ những việc làm hình thức không có hiệu quả, giảm giấy tờ hành chính.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin học trong công tác quản lý và điều hành, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và khám chữa bệnh kịp thời và thông suốt.

5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Sắp xếp bố trí viên chức, người lao động có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Quan tâm tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, viên chức và người lao động. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo và đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng viên chức của đơn vị trình cấp trên. Gắn đào tạo bồi dưỡng vơi vị trí việc làm và quy hoạch cán bộ.

Thường xuyên đổi mới phương pháp làm việc, tập chung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, giờ làm việc, nêu cao tinh thần trach nhiệm của trưởng, phó, phụ trách các khoa, phòng, bộ phận, tram Y tế xã thị trấn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao, giám sát và sử lý đúng quy trình đối với viên chức,  người lao động không chấp hành chỉ đạo của cấp trên hoặc thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, tham mưu, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, văn hóa công sở cho cán bộ theo dõi cải cách hành chính.

Triển khai đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo nội dung tiêu chí, phân loại đánh giá, trình tự thủ tục đánh giá theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ; đảm bảo trung thực khách quan trên cơ sở kết qủa công việc, cụ thể. rõ người, rõ việc.

Tiếp tục triển khai quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 06/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh”

Tăng cường thực hiện phong chào tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chưc người lao động của đơn vị.

6. Cải cách tài chính công

Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo quy định của Nhà nước.

 

Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng tài sản, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 

Thực hiện xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế: Tiếp tục phát huy một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

7. Hiện đại hóa hành chính

Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghẹ thông tin trong quản lý KCB và thanh toán BHYT theo Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành trong hoạt động của ngành; hỗ trợ cải cách hành chính và đổi mới phong cách làm việc tại các đơn vị.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc phát triển, mở rộng các phần mềm dùng chung trong toàn Ngành như: Hệ thống quản lý văn bản, chứng thư số, phần mềm quản lý, báo cáo các chương trình mục tiêu Quốc gia …Triển khai phát triển Hồ sơ bệnh án điện tử.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng về thực hiện nhiệm vụ công.


Tác giả: Đỗ Trọng Thức
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 23
Tháng 04 : 2.910
Năm 2024 : 18.156
Last Year : 119.594
Tổng số : 204.124