BỆNH VIÊM TAI GIỮA - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh, những điều nên biết
1. Cấu tạo tai:
Tai được chia thành 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong, trong đó viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng ở tai phổ biến nhất. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm toàn bộ trên hệ thống hòm nhĩ và xương chũm, tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể là vô trùng hoặc nhiễm trùng, nếu dịch nhiễm trùng tích tụ nhiều trong tai giữa có thể gây lây lan nhiễm trùng sang các cơ quan xung quanh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tai giữa là do vi trùng hoặc siêu vi xâm nhập gây nhiễm trùng mũi họng, ngoài ra còn do tắc vòi nhĩ, viêm mũi xoang mủ, u ở vòm họng, biến chứng do viêm nhiễm đường hô hấp, trào ngược dạ dày,…. Các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm: thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm, cấu trúc tai bất thường,…
Viêm tai giữa có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, song trẻ em là thường gặp nhất
2. Biến chứng từ các bệnh lý tai mũi họng
Khi bị viêm tai giữa, triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là tình trạng đau tai, có thể thấy xuất hiện nước chảy từ trong tai ra ngoài. Khi nhiễm trùng nặng hơn, nước này chuyển màu xanh hoặc vàng, có thể lẫn máu là dịch nhiễm trùng. Ngoài ra còn 1 số triệu chứng ít gặp hơn như: chóng mặt, ù tai, chán ăn, sốt cao, sưng đau trong tai, trẻ quấy khóc và khó ngủ,…
Khi có các triệu chứng nghi ngờ trên, bác sĩ thường dùng đèn soi tai có kính phóng đại để kiểm tra trong tai. Một số trường hợp có thể cần chẩn đoán bằng nội soi tai, kỹ thuật hình ảnh,… để tìm nguyên nhân và định hướng điều trị hiệu quả hơn.
3. Cách điều trị bệnh viêm tai giữa
Điều trị viêm tai giữa có nhiều cách, nhưng phổ biến nhất vẫn là điều trị nội khoa. Với phần lớn trường hợp nhiễm bệnh do vi khuẩn gây nhiễm trùng, thuốc kháng sinh là lựa chọn điều trị hàng đầu. Việc lựa chọn kháng sinh điều trị cần dựa trên cơ sở y học về các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Dùng kháng sinh bừa bãi, không đúng chủng loại có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, điều trị khó khăn hơn. Nếu cần thiết, có thể dùng xét nghiệm kháng sinh đồ cấy mủ tai để chỉ định điều trị kháng sinh thích hợp.
Viêm tai giữa điều trị sớm khi không có dấu hiệu bị thủng sẽ sử dụng thuốc nhỏ tai. Nếu có dấu hiệu thủng màng nhĩ, cần nhỏ tai trong 3 - 4 ngày đầu để ngăn chặn các bủng mủ, sau đó rửa tai loại bỏ dịch mủ bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Các phương pháp điều trị này có thể cần sự can thiệp của bác sĩ điều trị và theo dõi tiến triển bệnh thường xuyên.
Bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu tự điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ trong vài ngày không khỏi, cần đưa trẻ đi khám và điều trị bằng phương pháp khác. Tâm lý chủ quan tự điều trị không hiệu quả khiến viêm tai giữa nặng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
4. Cách phòng bệnh viêm tai giữa
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, đầu tiên, bạn hãy rèn luyện cho mình và em bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Khi vệ sinh tai, tốt nhất là bạn hãy sử dụng dụng cụ mềm, thao tác nhẹ nhàng để tai không bị tổn thương.
Nếu như bạn bị các bệnh liên quan đến tai mũi họng hoặc đường hô hấp thì nên đi khám và điều trị dứt điểm. Như vậy vi khuẩn và nấm không có cơ hội tấn công và gây bệnh viêm tai giữa cho con người.
Có thể nói viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của con người nếu như bạn không điều trị bệnh dứt điểm. Vì thế khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, chúng ta cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc và chữa trị. Mỗi chúng ta hãy tự biết gìn giữ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân của người bệnh.