VÀNG DA SƠ SINH- NGUYÊN NHÂN- KHUYẾN CÁO
1. Vàng da sơ sinh: Là hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng, thường là do tăng bilirubin gián tiếp – một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý chiếm 75% các trường hợp vàng da sơ sinh, trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ, không ảnh hưởng đến trẻ nên không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp vàng da bệnh lý có thể tiến triển nhanh, để lại di chứng nặng nề cho trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vàng da sinh lý: Thường gặp trong tuần đầu sau đẻ. Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn, hồng cầu chứa HbF nên đời sống hồng cầu ngắn, hồng cầu vỡ ra giải phóng các yếu tố bên trong hồng cầu gây nên chuyển hóa tăng bilirubin tự do, chức năng gan của trẻ còn kém, đồng thời khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa trưởng thành .
+ Vàng da thường xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh và tự hết trong vòng 7-10 ngày. Chủ yếu là vàng sáng màu ở vùng đầu mặt cổ.
=> Vàng da sinh lý không cần can thiệp y tế. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, cơ thể sẽ đào thải bilirubin ra ngoài là hết vàng da.
Vàng da bệnh lý: Xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là “thời điểm vàng” để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ. Những biểu hiện bất thường. Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh; Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…;Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân.
2. Nguyên nhân: Tăng sản xuất bilirubin; Bilirubin dư thừa chưa rõ nguyên nhân.
- Bất đồng nhóm máu mẹ con. Bệnh lý tại hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ: Thiếu men G6PD, bệnh lý màng hồng cầu, Thalassemia.
- Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin; Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột; Vàng da sữa mẹ.
3. Khuyến cáo: Nếu trẻ có dấu hiệu vàng da sớm trong 24h sau sinh, vàng da nhanh, toàn thân kèm theo các triệu chứng trẻ li bì, bú kém hoặc bỏ bú, nôn trớ, tăng trương lực cơ, xoắn vặn.... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị sớm.
* Để được tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, cùng với các bác sỹ tại khoa nhi - TTYT huyện Tam Đường.
Trẻ vàng da thực hiện chăm sóc, chiếu đèn tại lồng ấp
Trẻ vàng da thực hiện chăm sóc, chiếu đèn tại lồng ấp
Dấu hiệu điển hình của vàng da bệnh lý