TTYT
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh Viêm gan viruts:

1. Virut viêm gan A (HAV)

HAV thuộc họ Picornaviridae, có acid nhân là RNA. Phần lớn các trường hợp nhiễm HAV không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh viêm gan A thường diễn biến lành tính, khỏi hoàn toàn, không chuyển thành mạn tính, không có tình trạng người mang virut mạn tính.Tuy nhiên có thể vẫn bị tái nhiễm HAV, gây viêm gan A tái nhiễm.

Có thể phát hiện người nhiễm HAV bằng xét nghiệm tìm kháng thể Anti-HAV. Kháng thể Anti-HAV týp IgM có ngay trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh, hiệu giá kháng thể cao nhất ở huyết thanh 1-3 tháng, giảm dần và hết sau 6-12 tháng.

2. Viêm gan vi rút B (HBV)

HBV thuộc họ Hepadnavirut là những virut có kích thước nhỏ. Đây là virut viêm gan duy nhất có axit nhân là DNA. HBV có cấu trúc đặc biệt nhỏ gọn, có nhiều gen: S, C, P và X cho nên có khả năng tổng hợp được nhiều loại Protein quan trọng của virut.

3. Virut viêm gan C (HCV)

HCV có sự đa dạng về gen (tương tự HIV): ít nhất có 6 kiểu gen  và 50 phân typ dã được xác định. Nhờ đó virut có khả năng né tránh đáp ứng miễn dịch của vật chủ dẫn đến tỷ lệ nhiễm HCV mạn cao (>80%). Hiện nay có khoảng 75% số trường hợp sau khi nhiễm HCV không có biểu hiện lâm sàng. Tỷ lệ chuyển từ viêm gan C cấp thành viêm gan C mạn tính khá cao (khoảng 50 - 70%).

4. Virut viêm gan D (HDV)

HDV muốn nhân lên phải có HBsAg để làm vỏ mới thành được virut hoàn chỉnh vì chỉ có phần nhân ARN, còn phần vỏ bọc là HBsAg của HBV. Do vậy HDV không thể độc lập gây bệnh được. Có thể HDV cùng xâm nhập vào cơ thể người bệnh một lúc với HBV gọi là đồng nhiễm (Coinfection) hoặc nhiễm HDV trên nền một bệnh nhân nhiễm HBV gọi là bội nhiễm (Surinfection). Khi đồng nhiễm HDV và HBV dễ có nguy cơ thành viêm gan ác tính  cao. Khi bội nhiễm HDV ở người nhiễm HBV sẽ có nguy cơ thành viêm gan mạn tính.

5. Virut viêm gan E (HEV)

Virut được phát hiện trong phân, mật ở những người nhiễm bệnh và bài tiết ra ngoài theo phân vào cuối thời kỳ ủ bệnh. Ngoài ra, còn có thể phát hiện được HEV trong huyết thanh hoặc trong phân bằng phương pháp PCR (phát hiện Anti – HAV). Bệnh do VRVG E gây ra cũng thường diễn biến lành tính và khỏi hoàn toàn.

6. Virut viêm gan G (HGV)

Là một thành viên thuộc họ Flaviviridae, trong thành phần có 25% sự đồng nhất với HCV nhưng vai trò gây bệnh chưa rõ ràng. Thường trên 70% trường hợp nhiễm HGV không có biểu hiện lâm sàng.

 

Một số đặc điểm dịch tễ học

1. Nguồn bệnh: Hầu như chỉ là bệnh nhân và người mang virut (carrier). Một số virut viêm gan tìm thấy ở khỉ, tinh tinh nhưng chưa có bằng chứng lây nhiễm sang người.

2. Sức thụ bệnh

Mọi lứa tuổi và giới đều có thể bị bệnh, tuy nhiên:

Đối với virut viêm gan A và E : Lứa tuổi mắc nhiều là trẻ em và thanh thiếu niên, ở người lớn đa số miễn dịch bền vững nhưng không có miễn dịch chéo.

Đối với virut viêm gan B, D và C: thường đa số gặp ở người lớn, một số trẻ em mắc là do truyền từ mẹ sang con. Đáp ứng miễn dịch với virut phụ thuộc vào từng cá thể. Một số trường hợp đáp ứng miễn dịch bảo vệ kém do vậy virut tồn tại trong cơ thể suốt đời.

Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, với máu và các chế phẩm máu... thường dễ nhiễm virut viêm gan. Hiện nay, bệnh viêm gan virut được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm


Tác giả: Đào Thị Hải - Khoa truyền nhiễm
Nguồn:Trung tâm Y tế huyện Tam Đường Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 72
Tháng 05 : 482
Năm 2025 : 22.550
Last Year : 43.783
Tổng số : 252.301