• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM ĐƯỜNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH SỐT RICKETSIA (HAY DÂN GIAN CÒN GỌI LÀ SỐT MÒ) DỄ NHẦM VỚI CÁC BỆNH KHÁC

       Bắt đầu từ tháng 4 đến nay, Khoa Truyền Nhiễm - TTYT huyện Tam Đường tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị sốt Ricketsia (hay còn gọi sốt mò). Đây là bệnh có yếu tố dịch tễ theo mùa (nhiều nhất vào mùa mưa), nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời bệnh nhân sẽ có biến chứng rất nguy hiểm dẫn đến tử vong: Viêm màng não, suy hô hấp, suy đa phủ tạng cấp, nhiễm trùng huyết…

Sốt Ricketsia nguyên nhân gây bệnh: Orfentia tsutsugamushi. Ổ bệnh và trung gian truyền bệnh là mò Leptotrombidium. là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, bệnh lưu hành chủ yếu ở vùng nông thôn, rừng núi, thời gian ủ bệnh: 6-21 ngày (trung bình 9-12 ngày). Vì các triệu chứng thường không đặc biệt vì vậy có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nên việc chẩn đoán và điều trị thường cần các Y, bác sỹ có kinh nghiệm.

Điều trị sốt Ricketsia: Kháng sinh đặc hiệu là Doxycycline, Tetracylin, Chloramphenicol là kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc có thể dùng bằng đường tiêm hoặc uống, trong 7 đến 15 ngày. Bên cạnh đó, việc điều trị cần chú ý nâng đỡ tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh khi ăn ít, kém hấp thu; điều chỉnh rối loạn nước - điện giải do sốt cao kéo dài, rối loạn tiêu hóa.

Cách phòng bệnh Sốt Richketsia:

Vệ sinh môi trường: Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn sạch cỏ dại để giảm môi trường sống của ấu trùng mò.

Sử dụng thuốc diệt ấu trùng mò: Phun các loại thuốc diệt côn trùng hiệu quả để giảm số lượng ấu trùng mò trong môi trường sống.

Diệt các loại động vật như chuột để giảm nguy cơ chúng trở thành vật chủ của ấu trùng mò.

Khi đi vào vùng rừng núi hoặc khu vực có nhiều cây cối cần mặc quần áo dài tay, mang bao tay, vớ che kín cơ thể để ngăn chặn ấu trùng mò đốt.

Không nằm trên bãi cỏ hoặc vùng đất ẩm, không phơi quần áo trên bãi cỏ để tránh ấu trùng mò bám vào cơ thể hoặc quần áo.

Khi có dấu hiệu bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được y, bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời./.


Tác giả: Đào Thị Hải - Khoa truyền nhiễm
Nguồn:Trung tâm y tế huyện Tam Đường Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 70
Tháng 12 : 2.588
Năm 2024 : 42.162
Last Year : 119.594
Tổng số : 228.130