• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM ĐƯỜNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH SỞI NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

Sởi là bệnh truyền nhiễm lây truyền cấp tính qua đường hô hấp do Virus sởi gây ra. Loại Virus này thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh Sởi có tính lưu hành rộng, vì thể bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, cộng thêm mức độ lây lan rất nhanh nên rất dễ bùng phát trong cộng đồng. Đặc biệt, Virus gây bệnh có thể lây lan ngay khi người bệnh chưa có biểu hiện ra ngoài, kéo dài từ thời gian ủ bệnh đến khi phát ban hoàn toàn

Biểu hiện chính của bệnh là sốt, phát ban, ho chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ). Trẻ mắc Sởi có thể bị các biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể bị tử vong.

Bệnh Sởi có thể phòng được bằng cách tiêm vắc xin Sởi đầy đủ, đúng lịch. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin Sởi để phòng bệnh sởi.

Lịch tiêm chủng vắc xin sởi trong tiêm chủng mở rộng:

Mũi 1: Khi trẻ từ 9-12 tháng tuổi ( Vắc xin Sởi đơn ).

Mũi 2: Khi trẻ từ 18-24 tháng tuổi ( Vắc xin Sởi – Rubella ).

Vắc xin sởi là vắc xin có tính an toàn cao. Một số rất ít trường hợp sau tiêm có thể có phản ứng nhẹ như: đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, nổi ban và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Tiêm vắc xin Sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh Sởi. Để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em, chủ động phòng,chống dịch bệnh Sởi tại cộng đồng, các bậc cha mẹ hãycho trẻ đến Trạm Y tế xã, thị trấn để tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi cho trẻ khi đến tuổi sớm nhất.


Tác giả: Hà Xuân Mai, khoa Kiểm soát bệnh tật & HIV
Nguồn:Trung tâm y tế huyện Tam Đường Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 13
Tháng 09 : 357
Năm 2024 : 29.473
Last Year : 119.594
Tổng số : 215.441